TP.HCM: Cháy cơ sở sản xuất sơn ở H.Bình Chánh
4 nội dung trọng tâm của diễn đàn gồm: - Xây dựng thế hệ trẻ thời kỳ mới phát triển toàn diện, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc;- Sứ mệnh của thanh niên trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội, chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế; - Chống lãng phí và trách nhiệm của thế hệ trẻ; - Xây dựng Đoàn vững mạnh toàn diện, góp phần tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, hệ thống chính trị.T.Ư Đoàn cho biết, diễn đàn nhằm nắm bắt thông tin, hoạt động của đoàn viên, thanh thiếu nhi Việt Nam trong và ngoài nước; tạo điều kiện để đoàn viên, thanh thiếu nhi bày tỏ nguyện vọng, suy nghĩ, đóng góp ý kiến, sáng kiến của mình cho công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi.Đồng thời, diễn đàn cung cấp thông tin, chia sẻ, định hướng hoạt động cho đoàn viên, thanh thiếu nhi về các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công tác chăm lo, giáo dục và bồi dưỡng thế hệ trẻ; các chương trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội. Bên cạnh đó, diễn đàn 'Tiếng nói tuổi trẻ - Hành động của Đoàn' năm 2025 trao đổi, chia sẻ về kết quả triển khai các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm của Nghị quyết Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ XII; các giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm trong thực hiện nghị quyết trong các cấp bộ đoàn và tuổi trẻ cả nước; những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện chủ đề công tác đoàn và phong trào thanh thiếu nhi năm 2025, hướng tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng và các sự kiện kỷ niệm lớn trong năm 2025.Chương trình được tổ chức trực tuyến và trực tiếp ở điểm cầu trung tâm tại TP.Hà Nội; điểm cầu tại các tỉnh, thành đoàn (các tỉnh, thành đoàn, đoàn trực thuộc mở điểm cầu nối tới tất cả Đoàn cấp huyện, khuyến khích mở điểm cầu để Đoàn cơ sở theo dõi diễn đàn; điểm cầu tại nước ngoài (kết nối trực tuyến với các tổ chức Đoàn, Hội ở ngoài nước).Lãi suất tăng, giá vàng bùng nổ
Trận đấu giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và CLB Ninh Bình diễn ra tối 12.1 thu hút nhiều sự quan tâm bởi đây là cặp đấu “derby hạng nhất” duy nhất của vòng 16 đội Cúp quốc gia. Trước khi màn so tài này diễn ra, CLB Ninh Bình đang là đội được đánh giá cao hơn. Ngoài việc sở hữu dàn sao chất lượng, thầy trò HLV Nguyễn Việt Thắng đang trình diễn sức mạnh vượt trội ở giải hạng nhất. Sau 5 vòng đấu, CLB Ninh Bình toàn thắng cả 5 trận, dẫn đầu giải. Ở vòng 3 diễn ra vào ngày 10.11.2024, CLB Ninh Bình cũng vượt qua chính CLB Bà Rịa-Vũng Tàu 2-0.Đáng chú ý, Hoàng Đức, cầu thủ đã góp dấu giày ở trận đấu trên, không có mặt trong danh sách thi đấu của CLB Ninh Bình. Ở AFF Cup 2024 vừa kết thúc, tiền vệ sinh năm 1997 đóng vai trò quan trọng ở tuyến giữa của đội tuyển Việt Nam và cùng “Những chiến binh sao vàng” lên ngôi vô địch. Dù vậy, việc Hoàng Đức ra sân đến 8 trận tại giải có thể ảnh hưởng nhiều đến thể lực của anh. Chính vì thế, HLV Nguyễn Việt Thắng đã cất ngôi sao của mình, chuẩn bị cho những trận đấu quan trọng hơn ở phía trước.Dù vắng Hoàng Đức nhưng với việc tung ra sân những ngôi sao như Văn Lâm, Thanh Thịnh hay Đinh Thanh Bình giúp CLB Ninh Bình dễ dàng kiểm soát thế trận. Trong hiệp 1, đội khách cầm bóng gần 60% và liên tục tạo ra những tình huống tấn công nguy hiểm. Đặc biệt, hai cánh CLB Ninh Bình với sự xuất hiện của Minh Bình và Văn Tùng chơi đầy tốc độ, khiến các hậu vệ của CLB Bà Rịa - Vũng Tàu vất vả theo kèm.Sau rất nhiều sức ép, CLB Ninh Bình cũng có bàn mở tỷ số ở phút 30. Xuất phát từ tình huống tấn công ở cánh trái, bóng bất ngờ đến vị trí của Văn Thành trong tư thế trống trải. Sau một nhịp giữ bóng, tiền vệ của CLB Ninh Bình tung cú cứa lòng chính xác, hạ gục thủ thành Nguyễn Tân của CLB Bà Rịa-Vũng Tàu.Sau bàn thắng của Văn Thành, thế trận diễn ra cởi mở hơn. CLB Ninh Bình có thêm 3 cú sút nguy hiểm nhưng không thể ghi thêm bàn thắng trong hiệp 1.Phía đối diện, đội chủ nhà Bà Rịa-Vũng Tàu gặp nhiều khó khăn ở mặt trận tấn công. Đội bóng của HLV Nguyễn Minh Phương không thể kiểm soát khu vực trung tuyến, chỉ có 3 cú sút trong hiệp 1 và bóng đều đi không trúng đích. Cơ hội nguy hiểm nhất là CLB Bà Rịa-Vũng Tàu tạo ra là cú sút đi vọt xà ở cự ly khoảng 6 m của Vi Văn Dung ở phút 43.Sang hiệp 2, CLB Ninh Bình chủ động chơi chậm, nhường thế trận cho CLB Bà Rịa-Vũng Tàu. HLV Nguyễn Minh Phương cũng bắt đầu thực hiện nhiều sự thay đổi trên hàng công nhằm tìm bàn gỡ hòa. Dù vậy, đội chủ nhà vẫn gặp nhiều khó khăn ở trận tấn công và gần như không thể tiếp cận vòng cấm của CLB Ninh Bình.Tuy nhiên, giữa thế trận bế tắc, CLB Bà Rịa-Vũng Tàu bất ngờ có bàn san bằng tỷ số 1-1 ở phút 72. Sau pha phối hợp nhóm nhỏ ở trung lộ, đội chủ nhà có liên tiếp 3 cú dứt điểm về phía khung thành của CLB Ninh Bình. Dù Văn Lâm đã rất xuất sắc, cản phá 2 cú sút đầu tiên nhưng ở pha dứt điểm cuối cùng của Minh Chiến, bóng đã đập chân một cầu thủ CLB Ninh Bình và đi thẳng vào lưới. Khoảng 10 phút cuối, CLB Ninh Bình đẩy cao nhịp độ trận đấu, nỗ lực tấn công tìm bàn thắng định đoạt trận đấu. Đội bóng của HLV Nguyễn Việt Thắng sử dụng nhiều quả tạt từ hai biên để tận dụng khả năng không chiến của các tiền đạo. Dù vậy, CLB Ninh Bình không thể tận dụng cơ hội, chấp nhận kết thúc trận đấu với tỷ số hòa 1-1.Không thể phân định thắng thua trong thời gian thi đấu chính thức, màn so tài giữa CLB Bà Rịa-Vũng Tàu và Ninh Bình phải bước vào loạt sút luân lưu. Tại đây, sự xuất sắc của Văn Lâm (cản phá thành công lượt sút thứ 3) đã góp phần giúp CLB Ninh Bình đánh bại Bà Rịa-Vũng Tàu 4-2, qua đó góp mặt ở vòng tứ kết Cúp quốc gia."Xem Cúp Quốc gia 2024/25 đỉnh nhất trên FPT Play, tại https://fptplay.vn"
Du xuân nơi nào tiết kiệm, chụp ảnh đẹp?
Ngày 11.2, ông Đỗ Tường Hiệp, Phó giám đốc Sở GD-ĐT Đắk Lắk, cho biết đang phối hợp với các sở, ban, ngành và các cơ quan, đơn vị có liên quan tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo triển khai thực hiện Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm (Thông tư số 29) tại địa phương. Theo ông Hiệp, trong thời gian chờ UBND tỉnh Đắk Lắk ban hành quy định về dạy thêm, học thêm trên địa bàn tỉnh, Sở GD-ĐT đã có văn bản yêu cầu thủ trưởng các đơn vị giáo dục (trưởng phòng GD-ĐT các huyện, thị xã, thành phố; hiệu trưởng các trường THPT, trường PT có nhiều cấp học; giám đốc trung tâm GDTX tỉnh; trung tâm GDNN-GDTX các huyện, thị xã, thành phố) triển khai thực hiện một số nội dung liên quan.Cụ thể, Sở GD-ĐT yêu cầu nghiên cứu kỹ các nội dung quy định về dạy thêm, học thêm tại Thông tư số 29; tổ chức quán triệt, phổ biến các nội dung của Thông tư số 29 đến tất cả cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên, học sinh và cha mẹ học sinh được biết để thực hiện theo đúng quy định. Trong quá trình triển khai thực hiện, thủ trưởng các đơn vị lưu ý việc dạy thêm, học thêm trong nhà trường không được thu tiền của học sinh và chỉ dành cho các đối tượng học sinh đăng ký học thêm theo từng môn học theo quy định tại khoản 01, Điều 5, Thông tư số 29. Đồng thời thực hiện rà soát, điều chỉnh, bổ sung kế hoạch dạy học/giáo dục năm học 2024 - 2025 phù hợp với tình hình thực tế của đơn vị, địa phương nhằm duy trì và nâng cao chất lượng giáo dục. Hoàn trả các khoản tiền đã thu trước đây để phục vụ việc dạy thêm, học thêm của học sinh tương ứng với thời gian không thực hiện; kịp thời thanh toán đầy đủ kinh phí với người dạy thêm, nghĩa vụ thuế với các tổ chức, cá nhân có liên quan theo quy định. Sở GD-ĐT Đắk Lắk cũng yêu cầu thủ trưởng các đơn vị nghiêm túc triển khai thực hiện các yêu cầu trên và báo cáo tình hình thực hiện về sở trước ngày 14.2.
Thêm một “lợi ích” không thể không kể đến của việc tổ chức giải chạy là những ảnh hưởng tích cực mà nó mang đến cho cư dân đô thị. Mỗi một giải marathon có thể tạo ra hàng nghìn công việc cho người dân địa phương, mang đến một mùa làm ăn phấn khởi cho các doanh nghiệp cũng như đẩy mạnh phong trào rèn luyện thể chất của người dân.
Chiến Địa không cần beta test, chốt luôn ngày phát hành
Ngày 6.3, tại hội nghị đánh giá tình hình phát triển kinh tế - xã hội tháng 2.2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm, giải pháp tháng 3.2025, ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, đề nghị lãnh đạo các sở, ban ngành và các địa phương tăng cường tháo gỡ các vướng mắc về quy hoạch, các khó khăn của doanh nghiệp tại 203 dự án đang bị "nghẽn".Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cũng chỉ đạo các sở, ngành tập trung làm tốt công tác quy hoạch, tháo gỡ vướng mắc về đền bù, giải phóng mặt bằng để thực hiện hai dự án cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc và Bảo Lộc - Liên Khương. Theo Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng, "nếu làm chậm quy hoạch khó kêu gọi đầu tư. Nếu bỏ cấp huyện mà không kịp quy hoạch sẽ không có cơ sở phải chờ quy hoạch mới, mới được phê duyệt. Chậm quy hoạch là bài học xương máu với Lâm Đồng, chúng ta chậm quy hoạch 13 năm rồi"."Hiện nay tỉnh Lâm Đồng có 203 dự án với 18.000 ha đất chậm tiến độ. Chúng ta cần làm sống lại các dự án này. Dự án nào cần thu hồi thì thu hồi ngay. Tôi đề nghị Sở Tài chính chủ trì, cố gắng tham mưu phương án xử lý tốt nhất", ông Thái chỉ đạo.Như Thanh Niên đã thông tin, ngày 3.3, khi làm việc với tỉnh Lâm Đồng, Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhắc đến những dự án bị "nghẽn" ở Lâm Đồng, trong đó có siêu dự án Sài Gòn - Đại Ninh. Theo Phó thủ tướng, với Lâm Đồng, Đại Ninh đã trở thành "nỗi đau" của tỉnh. Tuy nhiên, Lâm Đồng không được né tránh, phải nghiên cứu quyết tâm tháo gỡ, sớm đưa dự án hơn 3.000 ha này tiếp tục đầu tư để đi vào hoạt động.Phát biểu tại hội nghị, ông Tôn Thiện San, Giám đốc Sở Tài chính tỉnh Lâm Đồng cho biết đã thành lập 7 đoàn công tác để rà soát 203 dự án bị "nghẽn", cố gắng mỗi tuần giải quyết 10 -15 dự án. Sở sẽ xem xét dự án nào đủ điều kiện, có thể cho gia hạn sẽ gia hạn đầu tư để chống lãng phí.Còn ông Nguyễn Văn Gia, Giám đốc Sở Xây dựng tỉnh Lâm Đồng cũng cho biết đang rà soát các quy hoạch để tháo gỡ điểm "nghẽn" trong lĩnh vực giao thông. Sở sẽ làm việc với các địa phương, rà soát và sẽ điều chỉnh quy hoạch giao thông đáp ứng với Kết luận 127 về tiếp tục sắp xếp tinh gọn bộ máy (bỏ cấp huyện). Thực tế, quy hoạch phân khu ở các địa phương đang thiếu. "Những quy hoạch nào đang dở dang giải quyết được sớm sẽ làm ngay trước khi sáp nhập, chưa giải quyết kịp sẽ dừng để chống lãng phí", ông Gia nêu ý kiến.Ông Trần Hồng Thái, Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng cho biết căn cứ Kết luận 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư ngày 28.2 về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, theo đó bỏ cấp huyện, song song sáp nhập cấp xã (tạm gọi cấp cơ sở) phù hợp, không còn cấp trung gian; có thể nhập 3 - 4 xã hiện nay thành 1 đơn vị cơ sở, lúc đó chức năng nhiệm vụ sẽ tăng gấp rưỡi.Mặc dù vẫn chờ tiêu chí của T.Ư, nhưng tỉnh Lâm Đồng cần xây dựng quy hoạch để khi T.Ư quy hoạch, sắp xếp lại đơn vị hành chính và cấp tỉnh thì Lâm Đồng sẵn sàng triển khai. Để làm tốt việc quan trọng này, theo ông Thái, bản thân ông cùng lãnh đạo tỉnh sẽ về trực tiếp các địa phương để cùng rà soát ngay các tiêu chí, kế hoạch...Ông Thái cho biết, ngay trong chiều 6.3, UBND tỉnh sẽ thành lập các tổ công tác đánh giá, chuẩn bị sẵn sàng khi T.Ư triển khai, để tháo gỡ các dự án đang triển khai bị ách tắc.